Nhiều doanh nghiệp cũng như các hộ kinh doanh cá thể ở Việt Nam chưa nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại nước ngoài như thế nào. Và thực tế đã chứng minh cho việc “Chậm chân thì mất” của nhãn hiệu Việt Nam tại nước ngoài.
Các nguyên tắc bảo hộ nhãn hiệu tại nước ngoài:
Nguyên tắc lãnh thổ: Nhãn hiệu đăng ký bảo hộ theo nguyên tắc lãnh thổ có nghĩa là nhãn hiệu đăng ký bảo hộ tại nước nào thì có hiệu lực tại nước đó hay việc bảo hộ chỉ có hiệu lực trong phạm vi lãnh thổ quốc gia mà nhãn hiệu hàng hóa đăng ký.
Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên:Theo quy định tại Điều 90 Luật SHTT năm 2005, sửa đổi bổ sung 2009, trong trường hợp có nhiều đơn của nhiều người khác nhau đăng ký các nhãn hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhau thì văn bằng bảo hộ được cấp cho nhãn hiệu trong đơn hợp lệ có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất trong số những đơn đáp ứng được điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ.
Xem thêm: Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam
Các hành vi xâm phạm quyền nhãn hiệu
Hiểu được các quy định này nhưng các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ thu hẹp được nhãn hiệu của mình trong lãnh thổ Việt Nam mà chưa lường hết được việc đã đánh mất quyền bảo hộ cho nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ của mình tại nước ngoài. Tiêu biểu là hàng loạt thương hiệu của Việt Nam xuất hiện tại thị trường nước ngoài đã bị đánh cắp. Đầu tiên, phải kể đến sản phẩm cà phê Trung Nguyên sau khi vất vả để vào được thị trường khó tính Hoa Kỳ thì đã bị một thương hiệu cà phê Trung Nguyên khác của một công ty ở California đăng ký bảo hộ. Rồi nhãn hiệu cà phê Buôn Mê Thuột, cà phê Đak Lak bị doanh nghiệp nước ngoài đăng ký bảo hộ tại Trung Quốc. Thuốc lá Vinataba – một thương hiệu thuốc lá hàng đầu Việt Nam cũng bị một doanh nghiệp của Indonesia chiếm đoạt đăng ký tại Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, và 9 nước ASEAN. Và hàng loạt nhãn hiệu hàng hóa nổi tiếng khác cũng bị ăn cắp tại nước ngoài. Những hành vi này không được coi là vi phạm vì theo nguyên tắc lãnh thổ, nhãn hiệu được bảo hộ ở quốc gia nào thì chỉ có hiệu lực trên phạm vi lãnh thổ quốc gia đó.
Các doanh nghiệp Việt Nam cần ý thức được tầm quan trọng của việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại nước ngoài. Đồng thời cần kịp thời nộp đơn đăng ký bảo hộ tại quốc gia mà dự định xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ tới trước khi mất quyền đăng ký ưu tiên.
Hình thức đăng ký: Việt Nam là thành viên của hai văn kiện quốc tế là Thỏa ước và Nghị định thư Marid nên các doanh nghiệp Việt Nam có thể lựa chọn 2 hình thức đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại nước ngoài là:
- Đăng ký nhãn hiệu theo hệ thống Marid (theo thỏa ước và Nghị định thư Marid):
- Việt Nam là thành viên của cả Thỏa ước và Nghị định thư Marid nên doanh nghiệp có thể nộp đơn vào các quốc gia và thành viên của 2 văn kiện này.
- Dựa trên một đơn đăng ký cơ sở tại Việt Nam thông qua Cục Sở hữu trí tuệ, người nộp đơn chỉ cần dùng một đơn đăng ký theo mẫu quốc tế quy định trong đó đánh dấu những nước thành viên mà mình muốn đăng ký.
- Đăng ký trực tiếp tại từng quốc gia:
- Chủ đơn nộp đơn theo thủ tục của từng quốc gia cho Cơ quan nhãn hiệu của quốc gia đó
- Chủ đơn có thể sử dụng các Công ty luật làm đại diện cho mình ở từng quốc gia mà muốn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.
- Thời gian và thủ tục tùy thuộc vào quy định của mỗi quốc gia.
Hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại nước ngoài:
- Mẫu nhãn hiệu muốn đăng ký bảo hộ
- Danh mục các sản phẩm, dịch vụ cần đăng ký;
- Bản sao công chứng, chứng thực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tại Việt Nam;
- Giấy ủy quyền (Nếu Công ty luật làm đại diện)
Sau khi đăng ký bảo hộ thành công nhãn hiệu tại nước ngoài, chủ sở hữu nhãn hiệu có độc quyền sử dụng nhãn hiệu tại quốc gia đó, chủ sở hữu có quyền chuyển giao cho các chủ thể khác thông qua hợp đồng chuyển nhượng hoặc hợp đồng xilang. Bên cạnh đó, việc bảo hộ nhãn hiệu sẽ nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ so với các hàng hóa, dịch vụ tại nước sở tại, tạo ra sự gia tăng kinh tế cho hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu. Việc đăng ký bảo hộ này cũng tạo ra hành lang pháp lý giúp bảo vệ nhãn hiệu tránh nguy cơ bị chiếm đoạt tại quốc gia đó, tránh được chi phí tranh chấp về quyền sở hữu nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ./
TH-SDINVEST.