ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU MANG TÊN ĐỊA DANH

Theo quy chế thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu 2010 của Cục sở hữu trí tuệ, yếu tố địa lý là dấu hiệu có khả năng chỉ ra nguồn gốc địa lý của sản phẩm, có trong thành phần của mình tên gọi địa lý (tên của lục địa, quốc gia, vùng, miền, địa điểm, biển, hồ, sông, núi…, tên hành tinh, vì sao, thiên hà) hoặc thành phần hình chỉ một nguồn gốc địa lý (như: Quốc huy; biểu tượng vùng/miền; bản đồ vùng/miền…).

Những thương hiệu mang tên địa danh đã được bảo hộ tại Việt Nam

1. Nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận chứa yếu tố địa lý

Cục SHTT chấp thuận bảo hộ làm nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận dấu hiệu liên quan đến nguồn gốc địa lý. Hồ sơ đơn cần có giấy phép của chính quyền địa phương liên quan (UBND các cấp quản lý trọn vẹn lãnh thổ tương ứng) cho phép chủ đơn đăng ký thành phần là tên địa lý, biểu tượng, bản đồ đơn vị hành chính cho sản phẩm, dịch vụ nêu trong danh mục.

Xem thêm: Đăng ký bảo hộ thương hiệu

2. Nhãn hiệu thông thường chứa yếu tố địa lý

2.1: Đối với nhãn hiệu thông thường, những yếu tố địa lý như sau sẽ không được bảo hộ:

– Dấu hiệu chỉ chứa duy nhất tên địa lý/phần hình chỉ nguồn gốc địa lý, hoặc phần tên địa lý/phần hình chỉ nguồn gốc địa lý nổi bật hơn các thành phần khác (gồm cả trường hợp các thành phần còn lại không có hoặc rất ít tính phân biệt), hoặc phần tên địa lý/phần hình chỉ nguồn gốc địa lý đứng riêng rẽ và nổi bật như một thành phần cấu thành độc lập của mẫu nhãn hiệu ngay từ giai đoạn thẩm định hình thức.

– Tên địa lý/phần hình chỉ nguồn gốc địa lý nêu trên trùng với tên địa lý/phần hình chỉ nguồn gốc địa lý tương ứng của Việt Nam và các nước khác. Tên địa lý hành chính được đề cập ở đây thông thường là từ cấp huyện trở lên, có thể là cấp thấp hơn như xã, làng, bản… nếu các tên địa lý cấp thấp hơn có danh tiếng cho sản phẩm, dịch vụ tương ứng (Bàu Đá là tên một chợ của tỉnh Bình Định cũng sẽ không được bảo hộ làm nhãn hiệu thông thường cho sản phẩm rượu; Bát Tràng là tên một xã ngoại thành Hà Nội không được bảo hộ làm nhãn hiệu thông thường cho sản phẩm gốm mỹ nghệ và gốm tiêu dùng…).

– Dấu hiệu chữ trùng với tên địa lý nước ngoài đã được biết đến rộng rãi hoặc được liệt kê trong các từ điển thông dụng liên quan đến tên địa lý (Larousse, Longman…) hoặc được biết đến rộng rãi qua nguồn thông tin từ INTERNET.

 2.2: Có thể chấp thuận bảo hộ làm nhãn hiệu thông thường:

– Một dấu hiệu chứa tên địa lý/phần hình chỉ nguồn gốc địa lý không gây nhầm lẫn đồng thời không mô tả xuất xứ sản phẩm, dịch vụ như tên hành tinh (sao Hỏa, sao Kim, Trái Đất, Mặt Trời…), vì sao (Sirius, Bắc Đẩu, sao Mai…), thiên hà (Milky Way…), lục địa (Bắc Cực, Nam Cực), núi (Hymalaya, Everest…).

– Một dấu hiệu chứa tên địa lý đồng thời là một từ thông dụng trong đời sống (Hòa Bình, Thái Bình, Cộng Hòa…), trừ trường hợp vùng tương ứng tên địa lý có danh tiếng đối với sản phẩm, dịch vụ trùng với sản phẩm, dịch vụ nêu trong danh mục yêu cầu bảo hộ.

– Tên địa lý trải rộng trên nhiều địa phương như Hồng Hà, Cửu Long, Mê Kông, Trường Sơn…

– Một dấu hiệu chứa tên địa lý/phần hình chỉ nguồn gốc địa lý đã được sử dụng rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu.

2.3: Dấu hiệu chứa tên địa lý/phần hình chỉ nguồn gốc địa lý đi kèm các thành phần có khả năng phân biệt khác có thể được chấp thuận bảo hộ làm nhãn hiệu thông thường (hiển nhiên dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý phải phù hợp với nguồn gốc thực của sản phẩm, dịch vụ), như:

VIFOOD HANOI

UNILEVER VIETNAM

CAFE CHIỀU TÀ DAKLAK

Tuy nhiên, những nhãn hiệu thông thường sau sẽ không được chấp nhận:

Tên địa lý viết không dấu nhưng có thể được hiểu một cách hiển nhiên cụm từ đó đề cập đến một địa danh cụ thể cũng sẽ không được chấp thuận bảo hộ:

HANOI     HA NOI

BAN ME THUOT

Trường hợp tên địa lý viết không dấu nhưng có thể được hiểu một cách hiển nhiên cụm từ đó đề cập đến một địa danh cụ thể, nếu tên địa lý đó là thành phần phụ, mang tính mô tả địa điểm thì có thể được chấp thuận để lại trong thành phần mẫu nhãn hiệu nhưng cần loại trừ ra ngoài phạm vi bảo hộ:

Tên địa lý viết không dấu nhưng không được hiểu một cách hiển nhiên là cụm từ đó đề cập đến một địa danh cụ thể thì có thể được chấp thuận bảo hộ làm nhãn hiệu thông thường:

(Có thể là Sóng Hồng và không hiển nhiên là Sông Hồng)

3. Dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu trọn gói

Công ty TNHH Nghiên cứu và Đầu tư S&D (viết tắt là SD INVEST) là đơn vị tư vấn chuyên nghiệp trong lĩnh vực tư vấn sở hữu trí tuệ nói chung và tư vấn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa nói riêng tại Việt Nam.

Khi sử dịch vụ Đăng ký nhãn hiệu của Chúng tôi, Quý khách hàng chỉ cần cung cấp

– Mẫu nhãn hiệu

– Danh mục hàng hóa mang nhãn hiệu

Các công việc mà SD INVEST sẽ tư vấn và thực hiện cho khách hàng khi tiến hành đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, bao gồm:

Trước khi đăng ký nhãn hiệu.

+  Tiến hành tra cứu nhãn hiệu;

Một nhãn hiệu trước khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu cần thực hiện Tra cứu khả năng đăng ký nhãn hiệu. Rõ ràng việc tra cứu nhãn hiệu là không bắt buộc nhưng là hết sức cần thiết

+  Tư vấn phân loại nhóm (lĩnh vực bảo hộ nhãn hiệu) theo bảng phân nhóm quốc tế (nice);

+  Tư vấn các phương án lựa chọn tên nhãn hiệu, tư vấn thêm các thành tố phụ khi cần thiết để đảm bảo tính khác biệt khi đăng ký nhãn hiệu;

+  Tư vấn những yếu tố được bảo hộ dưới dạng nhãn hiệu và những yếu tố không có khả năng bảo hộ;

SD INVEST Đại diện khách hàng thực hiện các thủ tục:

Sau khi ký hợp đồng dịch vụ, SD INVEST sẽ tiến hành các bước sau:

+  Bước 1: Tiến hành soạn thảo hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho khách hàng

+  Bước 2: Đại diện lên Cục sở hữu trí tuệ để nộp hồ sơ Đăng ký nhãn hiệu cho khách hàng;

+  Bước 3:  Theo dõi tình trạng đơn đăng ký nhãn hiệu và thông báo kết quả hồ sơ đã nộp cho khách hàng;

+  Bước 4: Đại diện khách hàng nhận Giấy chứng nhận nhãn hiệu đã được bảo hộ tại Cục sở hữu trí tuệ;

Sau khi khách hàng được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, SD INVEST sẽ tư vấn miễn phí cho khách hàng trong quá trình sử dụng nhãn hiệu đã được bảo hộ.

Nếu có có thắc mắc, Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua hotline: 0969587580 để được các chuyên gia tư vấn và hỗ trợ.