Tác giả luôn luôn là chủ sở hữu quyền tác giả?

Ý nghĩa của hai từ “tác giả” và “chủ sở hữu quyền tác giả” thường dễ bị nhầm lẫn. Đây đều là hai thuật ngữ nói về những chủ thể được bảo hộ quyền tác giả theo pháp luật Sở hữu trí tuệ. Tuy nhiện, mức độ và phạm vi bảo hộ pháp luật cho mỗi chủ thể lại không giống nhau.

1.Tác giả

Tác giả là người trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học (theo Điều 6 Nghị định 22/2018/NĐ-CP). Nếu tác phẩm do hai người trở lên sáng tạo ra thì những người sáng tạo ra tác phẩm được coi là đồng tác giả.

Quyền của tác giả phụ thuộc vào việc chủ thể đó có đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả hay không.

Trường hợp tác giả đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả, tác giả sẽ có các quyền nhân thân và quyền tài sản quy định tại Điều 19 và 20 Luật SHTT.

Trường hợp tác giả không phải chủ sở hữu quyền tác giả do đã chuyển giao quyền sở hữu tác giả cho chủ thể khác thì tác giả chỉ có quyền nhân thân quy định tại Điều 19 Luật SHTT và một phần quyền tài sản. Vì pháp luật quy định tổ chức, pháp nhân không thể là tác giả nên các công ty không có quyền nhân thân. Ví dụ, nếu nhà sản xuất một bộ phim là công ty, khi đó chỉ giám đốc và nhà viết kịch bản mới có quyền nhân thân đối với bộ phim đó.

Xem thêm: Đăng ký quyền tác giả như thế nào

2.Chủ sở hữu quyền tác giả

Chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức, cá nhân nắm giữ một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật SHTT (Điều 36 Luật SHTT).

Như trên đã đề cập, chủ sở hữu quyền tác giả có thể đồng thời là tác giả hoặc không. Cụ thể hơn, chủ sở hữu quyền tác giả bao gồm 05 loại sau:

– Chủ sở hữu quyền tác giả là tác giả/ đồng tác giả

– Chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức, cá nhân giao nhiệm vụ cho tác giả hoặc giao kết hợp đồng với tác giả

– Chủ sở hữu quyền tác giả là người thừa kế

– Chủ sở hữu quyền tác giả là người nhận chuyển nhượng quyền tác giả

– Chủ sở hữu quyền tác giả là Nhà nước.

Chủ sở hữu quyền tác giả được pháp luật bảo hộ các quyền tài sản liên quan đến tác phẩm.

Xem thêm: Đăng ký bảo hộ các chương trình máy tính

Như vậy, giữa tác giả và chủ sở hữu có thể tồn tại các mối quan hệ sau:
– Tác giả là cá nhân hoặc nhiều cá nhân (đồng tác giả);
– Chủ sở hữu có thể là cá nhân hoặc tổ chức;
– Tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm;
– Tác giả không đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm: Ví dụ như tác giả sáng tạo tác phẩm theo nhiệm vụ mà chủ sở hữu giao (tác giả giao kết hợp đồng sáng tạo với chủ sở hữu…) thì chủ sở hữu là tổ chức/cá nhân giao nhiệm vụ hoặc thuê tác giả sáng tạo tác phẩm.

Trên Giấy chứng nhận Đăng ký quyền tác giả có ghi nhận cả Tác giả và Chủ sở hữu.

3. Dịch vụ Đăng ký Bản quyền tác giả tại S&D INVEST

Công ty TNHH Nghiên cứu và Đầu tư S&D (viết tắt là SD INVEST) cung cấp dịch vụ Đăng ký bản quyền tác giả tại Cục bản quyền, cam kết lấy kết quả trong 15 ngày.

Khi sử dịch vụ Đăng ký bản quyền của Chúng tôi, Quý khách hàng chỉ cần cung cấp:

+ Bản sao công chứng CMND/Căn cước công dân của chủ sở hữu là cá nhân, Bản sao công chứng chứng thực Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép hoạt động đối với chủ sở hữu là tổ chức.

+ Bản sao công chứng CMND/Căn cước công dân của tác giả.

+ 02 Bản sao tác phẩm muốn đăng ký.

  • Đối với tác phẩm âm nhạc, điện ảnh được lưu trên đĩa CD hoặc các phương thức tương tự khác.
  • Tác phẩm cồng kềnh có thể thay thế bằng hình ảnh không gian ba chiều.
  • Nếu là chương trình máy tính, phần mềm, ứng dụng thì được lưu trữ trên đĩa CD.

+ Văn bản đồng ý của các đồng tác giả (nếu có)

+ Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu (nếu có).

+ Nếu người nộp hồ sơ thụ hưởng quyền của người khác do được thừa kế, chuyển giao thì phải có giấy tờ chứng minh quyền nộp hồ sơ.

Hãy liên hệ với Chúng tôi để nhận được tư vấn miễn phí!

Công ty TNHH Nghiên cứu và Đầu tư S&D (S&DINVEST)

Trụ sở: 69A/97 Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội

VPGD: Tầng 3-4, tòa nhà A1, 102 Trường Chinh, Hà Nội

Điện thoại/mobile: 0969587580

Website: http://consultgroup.vn/ và https://tuvandauthau.com.vn/