CÁC CÔNG CỤ PHÁP LÝ KHÁC ĐỂ BẢO HỘ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP

1.Sự khác nhau giữa bảo hộ quyền tác giả và bảo hộ kiểu dáng công nghiệp đối với kiểu dáng là gì?

Ở nhiều nước, trong đó có Việt Nam, bạn có thể có được sự bảo hộ đồng thời (cụ thể là bảo hộ quyền tác giả và bảo hộ kiểu dáng công nghiệp) cùng tồn tại song song đối với cùng một kiểu dáng, trong khi ở một số nước khác, bạn chỉ được chọn một trong hai hình thức bảo hộ này.

Trước khi quyết định hình thức bảo hộ kiểu dáng tối ưu nhất, cùng tìm hiểu được sự khác nhau giữa hai hình thức bảo hộ này. Dưới đây là một số điểm khác nhau cơ bản:

S&D Invest là đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm tư vấn Đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

1.1 Đăng ký

– Theo quy định của pháp luật về kiểu dáng công nghiệp, nhìn chung kiểu dáng công nghiệp phải được người nộp đơn đăng ký trước khi công bố hoặc được sử dụng công khai ở bất cứ đâu, hoặc ít nhất ở nước người nộp đơn yêu cầu được bảo hộ. Văn bằng bảo hộ được cấp theo luật kiểu dáng công nghiệp sẽ chứng tỏ tính hữu dụng trong trường hợp có vi phạm, bởi nó là cơ sở vững chắc để bạn có thể từ đó bảo vệ quyền độc quyền của mình.

– Quyền tác giả trong các tác phẩm được coi là gốc sẽ tồn tại hiển nhiên mà không cần phải đăng ký. Cho dù không cần đăng ký để được bảo hộ, đăng ký quyền tác giả vẫn tồn tại ở một số nước có quy định về cấp bằng bảo hộ kiểu dáng.

Xem thêm: Những lưu ý khi đăng ký kiểu dáng công nghiệp

1.2 Thời hạn

– Nhìn chung, thời hạn bảo hộ kiểu dáng công nghiệp sẽ kết thúc vào khoảng 10 đến 25 năm, tùy thuộc vào từng nước. Bạn cũng nên lưu ý rằng quá trình đăng ký kiểu dáng công nghiệp có thể sẽ mất thời gian một chút, và không phải lúc nào cũng thỏa đáng đối với các sản phẩm mang tính xu thế (ví dụ như các sản phẩm thời trang)

– Ở hầu hết các nước, quyền tác giả được bảo hộ suốt cuộc đời tác giả và 50 hoặc 70 năm sau khi tác giả qua đời.

1.3 Phạm vi bảo hộ

– Quyền phát sinh từ việc bảo hộ kiểu dáng công nghiệp là quyền tuyệt đối theo nghĩa: sẽ xuất hành vi vi phạm cho dù việc sao chụp có cố ý hay không.

– Để bảo vệ quyền theo luật quyền tác giả, chủ sở hữu bản quyền tác giả phải chứng minh được rằng tác phẩm bị coi là vi phạm quyền đó gián tiếp hoặc trực tiếp tái tạo tác phẩm đang được bảo hộ quyền tác giả.

1.4 Loại sản phẩm

– Ở hầu hết các nước, không phải tất cả các kiểu dáng công nghiệp đều được bảo hộ quyền tác giả mà trước hết chỉ xem xét các tác phẩm được coi là tác phẩm nghệ thuật. Do việc phân biệt chúng luôn không rõ ràng, một số kiểu dáng, ví dụ như hình dáng của các sản phẩm được chế tạo, không được bảo hộ theo luật quyền tác giả, trong khi một số khác, ví dụ như các thiết kế hàng dệt may thời trang, lại thường được bảo hộ bởi cả hai hình thức này.

1.5 Chi phí

– Đăng ký kiểu dáng công nghiệp của bạn ở những nước bạn quan tâm đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải nộp các khoản lệ phí áp dụng tại nước đó. Ngoài ra, có thể sẽ có ích hoặc cần thiết đối với bạn nếu bạn sử dụng dịch vụ của một tổ chức đại diện sở hữu trí tuệ để giúp bạn soạn thảo đơn. Đây là sự lựa chọn giúp bạn đơn giản hóa các thủ tục pháp lý phức tạp.

– Do hầu hết luật quyền tác giả ở các quốc gia không đòi hỏi phải đăng ký chính thức tác phẩm, sẽ không có chi phí trực tiếp liên quan đến bảo hộ quyền tác giả. Tuy nhiên, sẽ có thể có chi phí liên quan đến (a) việc nộp lưu các tác phẩm tại cơ sở dữ liệu quyền tác giả ở những nước có tồn tại chế độ nộp lưu, và (b) nêu dẫn chứng minh quyền sở hữu trong trường hợp có tranh chấp.

Tóm lại, trong khi việc bảo hộ kiểu dáng công nghiệp có khả năng bảo hộ rộng và mạnh hơn, thậm chí áp dụng đối với tất cả các hành vi vi phạm không cố ý và việc cấp bằng chứng nhận đăng ký được xem là bằng chứng trong trường hợp có vi phạm, thì nó cũng đòi hỏi nhiều công sức và thời gian hơn để hoàn tất thủ tục đăng ký.

Trong mọi trường hợp, đặc biệt là khi đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp không thành công, bạn nên ghi nhận cẩn thận từng bước phát triển của kiểu dáng. Ký và ghi ngày vào mỗi bản phác họa, và lưu giữ chúng một cách hợp lý, có thể sẽ có ích trong trường hợp có vi phạm. Lưu giữ các tài liệu về thiết kế gốc có vai trò quan trọng khi chứng minh quyền tác giả của mình.

2.Bảo hộ nhãn hiệu có thể đồng thời bảo hộ kiểu dáng không?

Xem thêm: Đăng ký bảo hộ thương hiệu

Nhãn hiệu là một dấu hiệu có khả năng phân biệt (thường là một từ logo hoặc kết hợp cả hai) được dùng để phân biệt sản phẩm của một công ty với sản phẩm của công ty khác. Trong một số tình huống, hình thức, kiểu dáng hoặc bao bì của một sản phẩm có thể được coi là đặc điểm phân biệt của sản phẩm đó và có thể được bảo hộ dưới hình thức nhãn hiệu ba chiều. Chai CocaCola hoặc hình tam giác của Socola Toblerone là ví dụ điển hình.

Tính ưu việt của bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa là có thể gia hạn nhiều lần, trong khi bảo hộ kiểu dáng công nghiệp thường chỉ có hiệu lực trong thời hạn nhất định (thường là 10 đến 25 năm).

3.Luật cạnh tranh không lành mạnh có phải một phương thức bảo hộ kiểu dáng không?

Kiểu dáng công nghiệp có thể được bảo hộ theo luật cạnh tranh không lành mạnh. Do đó, một kiểu dáng công nghiệp có thể được bảo hộ thông qua chế tài đối với các hành vi cạnh trạnh không lành mạnh, ví dụ như hành vi sao chép, gây nhầm lẫn, làm nhái hoặc lợi dụng danh tiếng. Tuy nhiên, mức độ bảo hộ theo hình thức cạnh tranh không lành mạnh không có nhiều giá trị thực tiễn vì khó chứng minh hành vi vi phạm.

4.Tư vấn miễn phí đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

S&D Invest là đơn vị đại diện sở hữu trí tuệ – Cục sở hữu trí tuệ (mã số 193).  Với đội ngũ nhân viên nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Sở hữu trí tuệ, Công ty TNHH Nghiên cứu và Đầu tư S&D chúng tôi cung cấp cho Quý khách hàng các dịch vụ liên quan đến xác lập và bảo vệ quyền Sở hữu trí tuệ (bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu, kiểu dáng, sáng chế, bản quyền,…).

Hãy liên hệ với Chúng tôi để nhận được tư vấn miễn phí!

Công ty TNHH Nghiên cứu và Đầu tư S&D (S&DINVEST)

Trụ sở: 69A/97 Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội

VPGD: Tầng 3-4, tòa nhà A1, 102 Trường Chinh, Hà Nội

Điện thoại/mobile: 0969587580 – 0968484796

Website: http://consultgroup.vn/ và https://tuvandauthau.com.vn/