Thẩm định hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu

Để nhãn hiệu được bảo hộ, đơn đăng ký nhãn hiệu phải trải qua các bước thẩm định chặt chẽ của Cục Sở hữu trí tuệ, bao gồm thẩm định hình thức và thẩm định nội dung. Trong đó, thẩm định hình thức là bước đầu tiên đóng vai trò rất quan trọng, với mục đích kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn đăng ký nhãn hiệu.

1.Thời hạn thẩm định hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu

Sau 01 tháng kể từ ngày nộp đơn, nếu đơn hợp lệ, Cục sẽ ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ cho chủ đơn. Nếu trong quá trình thẩm định hình thức đơn, người nộp đơn chủ động hoặc theo yêu cầu của Cục Sở hữu trí tuệ tiến hành việc sửa chữa, bổ sung tài liệu thì thời hạn thẩm định hình thức được kéo dài thêm 01 tháng kể từ ngày tiếp nhận tài liệu bổ sung

dụ:

  • Đơn A nộp ngày 05.06.2008 thì thời điểm kết thúc thẩm định hình thức là ngày 05.07.2008;
  • Nếu ngày 26.06.2008, người nộp đơn chủ động bổ sung tài liệu thì thời điểm kết thúc thẩm định hình thức là ngày 07.2008;
  • Nếu ngày 28.07.2008 người nộp đơn bổ sung tài liệu (theo yêu cầu tại Thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ ngày 05.07.2008 của Cục Sở hữu trí tuệ) thì thời điểm kết thúc thẩm định hình thức là ngày 08.2008.

Xem thêm: Đăng ký nhãn hiệu hay đăng ký bản quyền cho logo nhãn hiệu?

2.Các bước thẩm định hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu

2.1: Kiểm tra số lượng các tài liệu bắt buộc phải có trong đơn

– Đối với đơn đăng ký nhãn hiệu thông thường: tờ khai, mẫu nhãn hiệu, giấy uỷ quyền, hoá đơn phí/lệ phí

2.2: Kiểm tra hình thức và nội dung tài liệu

– Về tờ khai: Tờ khai được trình bày theo mẫu 04 Phụ lục A Thông tư số 16/2016/TT-BKHCN , đúng kích thước và điền đầy đủ thông tin cần thiết vào những chỗ thích hợp.

– Về mô tả nhãn hiệu:

+ Kết cấu, thành phần của mẫu nhãn hiệu với phần mô tả cần đồng nhất. Nếu nhãn hiệu được cấu thành từ nhiều yếu tố thì cần chỉ rõ các yếu tố cấu thành và sự kết hợp giữa các yếu tố đó. Nếu nhãn hiệu chứa yếu tố hình, cần nêu rõ nội dung và ý nghĩa (nếu có) của yếu tố hình. Nếu nhãn hiệu có chứa các chữ, từ ngữ không phải ký tự Latinh thì ghi rõ cách phát âm (phiên âm ra tiếng Việt) và nếu từ ngữ đó có nghĩa, cần dịch ra tiếng Việt. Không bắt buộc giải thích yếu tố chữ là từ tự đặt, trừ trường hợp yếu tố đó khác với ký tự Latinh.

+ Màu sắc yêu cầu bảo hộ cần mô tả phù hợp với màu sắc thể hiện trong mẫu nhãn hiệu và liệt kê đầy đủ, cụ thể. Ví dụ: Xanh da trời, xanh dương đậm, xanh dương nhạt, đỏ cam, vàng nâu, đỏ, vàng, xanh dương, xanh lá cây

– Về mẫu nhãn hiệu: Ngoài mẫu nhãn hiệu trên tờ khai, đơn phải kèm theo 05 mẫu nhãn hiệu giống nhau và đáp ứng các yêu cầu sau:

+ Mẫu nhãn hiệu phải được trình bày rõ ràng với kích thước của mỗi thành phần trong nhãn hiệu không lớn hơn 80mm và không nhỏ hơn 8mm, tổng thể nhãn hiệu phải được trình bày trong khuôn mẫu có kích thước 80mm x 80mm trên tờ khai;

+ Đối với nhãn hiệu là hình 3 chiều thì mẫu nhãn hiệu phải kèm theo ảnh chụp hoặc hình vẽ thể hiện hình phối cảnh và có thể kèm theo mẫu mô tả ở dạng hình chiếu

+ Đối với nhãn hiệu có yêu cầu bảo hộ màu sắc thì mẫu nhãn hiệu phải được trình bày đúng màu sắc yêu cầu bảo hộ. Nếu không yêu cầu bảo hộ màu sắc thì mẫu nhãn hiệu phải được trình bày dưới dạng đen trắng

– Yêu cầu về danh mục:

+ Danh mục phải được phân nhóm, đồng thời cần kiểm tra độ chính xác căn cứ vào Bảng phân loại quốc tế hàng hoá và dịch vụ. Nếu tên hàng hóa/dịch vụ trong Bảng phân loại bao hàm nhiều nghĩa thì khi chuyển ngữ phải dựa trên tiêu chí phân loại  của nhóm chứa hàng hóa/dịch vụ đó;

Ví dụ:

“Modelling” (trong cụm “Modelling for advertising or sales promotion”) có nghĩa “mẫu vật” hoặc “người mặc quần áo làm mẫu”, trong nhóm 35 chỉ thích hợp khi là “dịch vụ người mẫu phục vụ cho quảng cáo hoặc xúc tiến việc bán hàng”.

+ Từ dùng trong danh mục là từ thông dụng, không sử dụng từ hiếm, từ tự tạo, từ ngữ địa phương, tiếng nước ngoài;

 Ví dụ: Dùng từ “má phanh” thay cho “bố thắng”; “ngô” thay cho “bắp”; “củ sắn” thay cho “củ mì” và “củ đậu” thay cho “củ sắn”; “chuyến du lịch” thay cho“tour du lịch” hoặc “tua du lịch”.

+ Trong một số trường hợp (theo yêu cầu), từ địa phương có thể được sử dụng đi kèm từ phổ thông tương ứng nhưng phải để trong ngoặc đơn.

+ Nếu thuật ngữ sử dụng trong danh mục không có nghĩa tương ứng được dịch sang tiếng Việt thì viết dưới dạng phiên âm hoặc có thể giữ nguyên trạng khi thuật ngữ đó đã trở nên thông dụng hoặc cụm từ khi chuyển ngữ sang tiếng Việt đã không truyền tải hết ý nghĩa cần thiết của thuật ngữ đó;

 Ví dụ : “mỹ phẩm chăm sóc tóc dạng gel”, trong đó “gel” là thuật ngữ nguyên gốc tiếng Anh dùng để chỉ một loại trạng thái (đặc quánh) của vật chất, thuật ngữ này cũng được chấp nhận sử dụng nguyên trạng, không cần chuyển ngữ;

– Danh mục cần được trình bày bằng ngôn từ dễ hiểu, không quá mơ hồ hay chung chung và không mô tả quá chi tiết về hàng hoá, dịch vụ (trừ trường hợp cần thiết);

 Ví dụ: Danh mục trình bày quá chung như: “tất cả các loại hàng hoá khác thuộc nhóm này” hoặc “tất cả các loại hàng hoá (không thuộc nhóm khác) làm từ gỗ, rơm, lau sậy, sừng động vật, ngà voi…”. Trường hợp này cần liệt kê cụ thể, chi tiết tên gọi của từng loại sản phẩm và chất liệu tạo nên sản phẩm đó.

Xem thêm: Các lý do từ chối đơn đăng ký nhãn hiệu

2.3: Thông báo kết quả thẩm định hình thức

– Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ

Trường hợp đơn hợp lệ, thẩm định viên chuẩn bị Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ.

– Thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ

Đơn còn có thiếu sót, thẩm định viên chuẩn bị Thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ. Trong Thông báo nêu rõ các lý do/thiếu sót khiến cho đơn bị từ chối chấp nhận đơn hợp lệ, có thể nêu giải pháp khắc phục và ấn định thời hạn để người nộp đơn có ý kiến hoặc sửa chữa thiếu sót là 01 tháng kể từ ngày ký Thông báo.

– Quyết định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ

+ Trường hợp người nộp đơn đã được Cục Sở hữu trí tuệ gửi Thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ mà không sửa chữa thiếu sót hoặc sửa chữa không đạt yêu cầu hoặc không có ý kiến phản hồi hoặc phản hồi không xác đáng trong thời hạn ấn định, thẩm định viên chuẩn bị Quyết định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ trong đó nêu rõ tên và địa chỉ người nộp đơn, tên tổ chức dịch vụ đại diện SHCN (nếu có), số đơn, ngày nộp đơn, các thông tin về đối tượng nêu trong đơn.

+ Đơn khiếu nại Quyết định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ do phòng Thực thi và Giải quyết khiếu nại xử lý.

3. Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu tại S&D INVEST

Để đảm bảo thủ tục đăng ký nhãn hiệu được thực hiện nhanh gọn và chính xác nhất, chủ đơn nên tham khảo từ các đại diện sở hữu công nghiệp để có thể đáp ứng yêu cầu cả về khâu thẩm định hình thức và thẩm định nội dung,. S&D INVEST là đơn vị đại diện sở hữu công nghiệp được Cục Sở hữu trí tuệ công nhận, cung cấp các dịch vụ Bảo hộ sở hữu trí tuệ, trong đó có dịch vụ Bảo hộ thương hiệu.

Khi sử dịch vụ Đăng ký nhãn hiệu của Chúng tôi, Quý khách hàng chỉ cần cung cấp

– Mẫu nhãn hiệu

– Danh mục hàng hóa mang nhãn hiệu

Các công việc mà SD INVEST sẽ tư vấn và thực hiện cho khách hàng khi tiến hành đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, bao gồm:

Trước khi đăng ký nhãn hiệu.

+  Tiến hành tra cứu nhãn hiệu;

Việc tra cứu nhãn hiệu sẽ do chuyên viên Cục sở hữu trí tuệ trực tiếp thực hiện với cơ sở dữ liệu đầy đủ nhất, đảm bảo khả năng chính xác 95%.

SD INVEST Đại diện khách hàng thực hiện các thủ tục:

Sau khi ký hợp đồng dịch vụ, SD INVEST sẽ tiến hành các bước sau:

+  Bước 1: Tiến hành soạn thảo hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho khách hàng

+  Bước 2: Đại diện lên Cục sở hữu trí tuệ để nộp hồ sơ Đăng ký nhãn hiệu cho khách hàng;

+  Bước 3:  Theo dõi tình trạng đơn đăng ký nhãn hiệu và thông báo kết quả hồ sơ đã nộp cho khách hàng;

+  Bước 4: Đại diện khách hàng nhận Giấy chứng nhận nhãn hiệu đã được bảo hộ tại Cục sở hữu trí tuệ;

Sau khi khách hàng được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, SD INVEST sẽ tư vấn miễn phí cho khách hàng trong quá trình sử dụng nhãn hiệu đã được bảo hộ.

Nếu có có thắc mắc, Quý khách hàng vui lòng gửi câu hỏi về hòm thư infor@tuvandauthau.com.vn hoặc liên hệ qua hotline/Zalo 0969587580/0855776276 để được các chuyên gia tư vấn và hỗ trợ.