TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THAY ĐỔI ĐỊA CHỈ TRỤ SỞ CHÍNH

I, Căn cứ pháp lý

  • Luật doanh nghiệp số 63/2014/QH13 ngày 26/11/2014 của Quốc Hội;
  • Nghị định 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 của Chính phủ quy định về Đăng ký doanh nghiệp;
  • Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT ngày 1/12/2015 của Bộ Kê Hoạch và Đầu tư hướng dẫn về Đăng ký doanh nghiệp.

Xem thêm: Tư vấn thành lập doanh nghiệp

II, Các trường hợp thay đổi trụ sở chính

  1. Thay đổi địa chỉ trụ sở chính cùng quận, huyện hoặc thành phố trực thuộc tỉnh nơi doanh nghiệp đã đăng ký;
  2. Thay đổi địa chỉ trụ sở chính khác quận, huyện hoặc thành phố nơi doanh nghiệp đã đăng ký;
  3. Thay đổi địa chỉ trụ sở chính khác tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đã đăng ký.

Trình tự thủ tục đăng ký thay đổi trụ sở chính:

  1. Trường hợp 1: Đăng ký thay đổi địa chỉ trụ sở chính cùng quận, huyện hoặc thành phố trực thuộc tỉnh nơi doanh nghiệp đã đăng ký.

Trường hợp này doanh nghiệp vẫn chịu sự quản lý của cơ quan thuế của quận, huyện, thành phố trực thuộc tỉnh nơi doanh nghiệp đã đăng ký do đó, doanh nghiệp chỉ cần đăng ký thay đổi địa chỉ trụ sở chính tại Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

     Hổ sơ bao gồm:

  • Biên bản họp HĐTV đối với Công ty TNHH 2 thành viên trở lên và Công ty Hợp danh; Biên bản họp  Đại HĐCĐ đối với Công ty Cổ phần về việc đăng ký thay đổi trụ sở chính;
  • Quyết định của Chủ sở hữu đối với Công ty TNHH 1 thành viên; Quyết định của HĐTV đối với Công ty TNHH 2 thành viên trở lên và Công ty Hợp danh; hoặc Quyết định của Đại HĐCĐ đối với Công ty Cổ phần về việc đăng ký thay đổi trụ sở chính;
  • Thông báo thay đổi trụ sở chính của doanh nghiệp (Theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT)
  • Văn bản ủy quyền cho người đại diện thực hiện đăng ký thay đổi địa chỉ trụ sở chính tại Phòng đăng ký kinh doanh.
  • Bản sao giấy chứng thực cá nhân của người được ủy quyền.
  1. Trường hợp 2: Đăng ký thay đổi trụ sở chính khác quận, huyện, hoặc thành phố trực thuộc tỉnh nơi doanh nghiệp đã đăng ký:

Đối với trường hợp này, doanh nghiệp sẽ chịu sự quản lý của cơ quan thuế của quận, huyện, thành phố trực thuộc tỉnh nơi doanh nghiệp chuyển đến. Do đó, doanh nghiệp phải thực hiện đăng ký thay đổi như sau:

Bước 1: Doanh nghiệp nộp tờ khai thuế theo Mẫu 08-MST (Ban hành kèm theo Ban hành kèm theo Thông tư  95/2016/TT-BTC ngày 28/6/2016 của Bộ Tài chính). File đính kèm: Mẫu 08-MST

 Đồng thời doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ thuế cũng như thực hiện các thủ tục kê khai thuế đầy đủ theo quy định của pháp luật.

Sau thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày doanh nghiệp nộp tờ khai thuế mẫu số 08, Cơ quan thuế sẽ ra Thông báo chuyển địa điểm cho doanh nghiệp theo Mẫu 09-MST (Ban hành kèm theo Ban hành kèm theo Thông tư  95/2016/TT-BTC ngày 28/6/2016 của Bộ Tài chính).

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký thay đổi đến Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh  nghiệp đặt trụ sở chính:

Hồ sơ bao gồm:

  • Biên bản họp HĐTV đối với Công ty TNHH 2 thành viên trở lên và Công ty Hợp danh; Biên bản họp  Đại HĐCĐ đối với Công ty Cổ phần về việc đăng ký thay đổi trụ sở chính;
  • Quyết định của Chủ sở hữu đối với Công ty TNHH 1 thành viên; Quyết định của HĐTV đối với Công ty TNHH 2 thành viên trở lên và Công ty Hợp danh; hoặc Quyết định của Đại HĐCĐ đối với Công ty Cổ phần về việc đăng ký thay đổi trụ sở chính;
  • Thông báo thay đổi trụ sở chính của doanh nghiệp (Theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT)
  • Mẫu 09-MST Do cơ quan thuế nơi đặt trụ sở cũ cấp.
  • Văn bản ủy quyền cho người đại diện thực hiện đăng ký thay đổi địa chỉ trụ sở chính tại Phòng đăng ký kinh doanh.
  • Bản sao giấy chứng thực cá nhân của người được ủy quyền.
  1. Trường hợp 3: Đăng ký thay đổi trụ sở chính khác tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đã đăng ký.

Bước 1: Tiến hành thủ tục với cơ quan thuế nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính

Doanh nghiệp nộp tờ khai thuế theo Mẫu số 08-MST và thực hiện các thủ tục kê khai thuế và nghĩa vụ nộp thuế với cơ quan thuế.

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký thay đổi địa chỉ trụ sở chính.

Hồ sơ bao gồm:

  • Biên bản họp HĐTV đối với Công ty TNHH 2 thành viên trở lên và Công ty Hợp danh; Biên bản họp  Đại HĐCĐ đối với Công ty Cổ phần về việc đăng ký thay đổi trụ sở chính;
  • Quyết định của Chủ sở hữu đối với Công ty TNHH 1 thành viên; Quyết định của HĐTV đối với Công ty TNHH 2 thành viên trở lên và Công ty Hợp danh; hoặc Quyết định của Đại HĐCĐ đối với Công ty Cổ phần về việc đăng ký thay đổi trụ sở chính;
  • Thông báo thay đổi trụ sở chính của doanh nghiệp (Theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT)
  • Thông báo của cơ quan thuế về việc doanh nghiệp chuyển địa điểm trụ sở chính theo mẫu 09-MST.
  • Văn bản ủy quyền cho người đại diện thực hiện đăng ký thay đổi địa chỉ trụ sở chính tại Phòng đăng ký kinh doanh.
  • Bản sao giấy chứng thực cá nhân của người được ủy quyền.

Sau khi hoàn tất hồ sơ doanh nghiệp sẽ nộp hồ sơ bằng một trong các cách sau:

Cách 1: Nộp trực tiếp hồ sơ đăng ký thay đổi tại Bộ phận một cửa Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Sau khi nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận kiểm tra tính hợp lệ và hợp pháp của hồ sơ đăng ký và trả giấy biên nhận và hẹn ngày trả kết quả.

Sau 3 ngày làm việc, Cơ quan đăng ký kinh doanh kiểm tra t ính đầy đủ, chính xác của hồ sơ. Nếu đầy đủ, phù hợp, Doanh nghiệp được Cấp Giấy chứng nhận đăng ký mới. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chính xác. Cơ quan đăng ký kinh doanh ra thong báo thay đổi bổ sung, Doanh nghiệp thực hiện sửa đổi, bổ sung hồ sơ và nộp lại hồ sơ từ đầu.

Cách 2: Doanh nghiệp nộp hồ sơ qua mạng trên Cổng thong tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Thứ nhất, doanh nghiệp nộp hồ sơ đã chuẩn bị lên Trang đăng ký kinh doanh quốc gia “Dangkykinhdoanh.gov.vn” bằng chữ chữ ký số công cộng hoặc bằng tài khoản đăng ký kinh doanh.

Sau khi hoàn tất hồ sơ, doanh nghiệp sẽ nhận được giấy biên nhận về việc nộp hồ sơ đăng ký qua mạng.

Sau 3 ngày làm việc cơ quan tiếp nhận Phòng đăng ký kinh doanh xử lý hồ sơ.

Nếu hồ sơ hợp lệ, phòng đăng ký kinh doanh gửi thông báo hồ sơ hợp lệ đến doanh nghiệp. Sau đó Doanh nghiệp phải nộp hồ sơ bản giấy đến bộ phận một cửa Cơ quan đăng ký kinh doanh. Nếu hồ sơ bản giấy khớp với hồ sơ doanh nghiệp nộp qua mạng, Phòng đăng ký kinh cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thay đổi cho doanh nghiệp.

Nếu hồ sơ không hợp lệ, Phòng đăng ký kinh doanh gửi thông báo yêu cầu sửa đổi bổ sung và doanh nghiệp phải thực hiện thay đổi bổ sung và nộp hồ sơ lại từ đầu.

Lưu ý: Nếu quá 30 ngày, kể từ ngày gửi thông báo cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mà Phòng đăng ký kinh doanh không nhận được hồ sơ bản giấy thì hồ sơ đăng ký qua mạng của doanh nghiệp sẽ không còn hiệu lực.

                                                                                                                                    TH-SDINVEST!