TƯ VẤN THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

       Bạn đang có ý tưởng khởi nghiệp, hay đang có nhu cầu mở rộng lĩnh vực hoạt động, và đang muốn thành lập công ty nhưng chưa biết làm thế nào? Để giải đáp thắc mắc của bạn, sau đây Công ty TNHH Nghiên cứu và Đầu tư S&D xin hướng dẫn quy trình, thủ tục và những điều cần biết khi đăng ký thành lập Doanh nghiệp.

Bước 1: Cần chuẩn bị những gì trước khi thành lập doanh nghiệp?

  1. Lựa chọn loại hình doanh nghiệp để hoạt động.

Hiện nay, theo Luật Doanh nghiệp 2014, có 5 loại hình doanh nghiệp phổ biến để cho bạn lựa chọn là: Công ty TNHH 1 thành viên, Công ty TNHH 2 thành viên trở lên, Công ty Cổ phần, Công ty Hợp danh và Doanh nghiệp tư nhân.

          Việc lựa chọn loại hinh kinh doanh là một trong những vướng mắc đầu tiên của các nhà khởi nghiệp khi muốn thành lập doanh nghiệp. Bởi lẽ mỗi loại hình có những đặc trưng riêng, và nó ảnh hưởng lâu dài đến hoạt động của Công ty. Do dó, bạn cần xem xét lựa chọn hình thức sao cho phù hợp với mô hình kinh doanh của Công ty.

  1. Đặt tên Công ty

    Tên Công ty phải được viết bằng Tiếng việt , có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phải phát âm được và phải có ít nhất hai thành tố là Loại hình doanh nghiệp và tên riêng.

    Theo quy định tại Điều 42, tên công ty không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của các doanh nghiệp đã đăng ký trước đó. Vậy trước khi đặt tên cho công ty thì bạn cần phải kiểm tra tên có bị trùng hay nhầm lẫn với công ty khác tại trang “dangkykinhdoanh.gov.vn

Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết về đặt tên doanh nghiệp

  1. Xác định địa chỉ trụ sở chính

Địa chỉ trụ sở chính là địa điểm liên lạc của Doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, được xác định gồm số nhà, ngách, hẽm, ngõ phố, đường hoặc thôn, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

     Theo Điều 6 Luật Nhà ở thì hành vi bị cấm khi đặt trụ sở kinh doanh là: “hành vi sử dụng chung cư vào mục đích không phải để ở”. Do đó bạn cần lưu ý khi chọn địa điểm để đặt trụ sở Công ty theo đúng quy định của pháp luật.

  1. Xác định ngành nghề kinh doanh

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014 thì Doanh nghiệp được phép kinh doanh tất cả các ngành nghề mà pháp luật không cấm. Đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện phải thỏa mãn các điều kiện mà pháp luật quy định ( Ví dụ: điều kiện về vốn pháp định, Giấy phép con, chứng chỉ hành nghề,….).

Tất cả các doanh nghiệp khi đăng ký ngành nghề kinh doanh phải đăng ký theo mã ngành cấp 4 thuộc Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.

  1. Vốn điều lệ

Vốn điều lệ là tổng số vốn do các cổ đông, thành viên góp hoặc cam kết góp trong một thời gian nhất định và được ghi vào Điều lệ

Tùy vào mức vốn Điều lệ mà doanh nghiệp phải đóng thuế môn bài khác nhau, cụ thể:

  • Vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng, doanh nghiệp phải đóng mức thuế môn bài là: 3 triệu đồng/năm
  • Vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở xuống, mức thuế môn bài là: 2 triệu đồng/năm.
  1. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

     Người đại diện theo pháp luật của Công ty Cổ phần và Công ty TNHH có thể là một người hoặc nhiều người như Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc, Tổng Giám đốc.

  1. Chuẩn bị bản sao công chứng, chứng thực chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của các thành viên hoặc các cổ đông.
  • Đối với thành viên là cá nhân: Chứng minh nhân dân không quá bat hang và thời hạn chưa quá 15 năm .
  • Đối với thành viên là tổ chức: Bản sao hợp lệ Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ tương đương khác.

Bước 2: Tiến hành soạn hồ sơ và nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp

  1. Soạn thảo hồ sơ thành lập doanh nghiệp                                                                                                                                   1.1. Hồ sơ thành lập Công ty Cổ phần bao gồm:
  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp ( Theo mẫu tại 20/2015/TT-BKHĐT)
  • Dự thảo điều lệ của Công ty
  • Danh sách Cổ đông sáng lập Công ty Cổ phần
  • Bản sao hợp lệ CMND, hoặc hộ chiếu đối với cổ đông sáng lập là cá nhân
  • Bản sao hợp lệ Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ tương đương khác đối với cổ đông sáng lập là tổ chức.                                                                                                                                                         1.2. Hồ sơ thành lập Công ty TNHH 1 thành viên                                                                                                                           1.2.1.Đối với Công ty TNHH 1 thành viên do Tổ chức làm Chủ sở hữu:
  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp ( Theo mẫu tại 20/2015/TT-BKHĐT)
  • Dự thảo Điều lệ Công ty
  • Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau:

           + Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ tương đương khác; Điều lệ hoặc tài liệu tương đương khác của Chủ sở hữu công ty ( Trừ trường hợp Chủ sở hữu công ty là Nhà nước)

            +Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp Doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư và các văn bản hướng dẫn.

  • Văn bản ủy quyền của chủ sở hữu cho người được ủy quyền
  • Bản sao hợp lệ CMND/ hộ chiếu của từng đại diện theo ủy quyền đối với Công ty TNHH 1 thành viên được tổ chức, quản lý theo mô hình Chủ tịch Công ty.
  • Danh sách người đại diện theo ủy quyền và bản sao hơp lệ CMND/hộ chiếu của từng đại diện theo ủy quyền đối với Công ty TNHH 1 thành viên được tổ chức, quản lý theo mô hình Hội đồng thành viên.
  • Tờ khai thông tin người nộp hồ sơ.                                                                                                                                                         1.2.2.Đối với công ty TNHH 1 thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu:
  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp ( Theo mẫu tại 20/2015/TT-BKHĐT)
  • Dự thảo điều lệ Công ty
  • Bản sao hợp lệ CMND/hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật của công ty.                                                                                1.3. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp Công ty TNHH 2 thành viên trở lên
  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp ( Theo mẫu tại 20/2015/TT-BKHĐT)
  • Dự thảo điều lệ Công ty
  • Danh sách thành viên
  • Bản sao hợp lệ CMND/hộ chiếu của các thành viên
  • Đối với thành viên là tổ chức: Bản sao hợp lệ Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ tương đương khác.
  1. Sau khi hoàn tất hồ sơ, doanh nghiệp hồ sơ lên Trang đăng ký kinh doanh quốc gia qua mạng tại “dangkykinhdoanh.gov.vn”

          Sau 3 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, nếu hợp lệ thì bạn nộp hồ sơ bản giấy lên Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở, và sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Bước 3: Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp lên Cổng thông tin quốc gia

          Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải đăng bố cáo thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia theo quy định. Nội dung công bố bao gồm các Nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và ngành nghề đăng ký kinh doanh của Doanh nghiệp.

          Doanh nghiệp phải thực hiện đăng bố cáo trên công thông tin quốc gia trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Nếu doanh nghiệp không thực hiện sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng và buộc phải đăng bố cáo theo như quy định.

Bước 4: Khắc dấu và thực hiện thông báo mẫu dấu.

        Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp tiến hành khắc dấu và thực hiện đăng tải mẫu dấu lên cổng thông tin quốc gia.

         Doanh nghiệp có quyền quyết định về số lượng, hình thức và nội dung con dấu của doanh nghiệp. Nội dung con dấu phải thể hiện những thông tin sau: Tên doanh nghiệp, Mã số doanh nghiệp.