Những lưu ý khi lựa chọn ngành nghề kinh doanh

Lựa chọn ngành nghề kinh doanh đúng đắn, phù hợp với khả năng doanh nghiệp và xu hướng xã hội chính là nhân tố quan trọng nhất quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Do vậy, trước khi thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ lưỡng ngành nghề kinh doanh chính cũng như những ngành nghề khác. Bài viết sau gồm những lưu ý cần thiết khi đăng ký ngành nghề kinh doanh.

1.Ngành nghề kinh doanh bắt buộc thành lập theo loại hình nhất định

Theo quy định pháp luật, một số ngành nghề kinh doanh bắt buộc thành lập theo loại hình doanh nghiệp nhất định, bao gồm:

– Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản: Công ty hợp danh; Doanh nghiệp tư nhân (Khoản 1 Điều 13 Luật phá sản 2014)

– Văn phòng luật sư: Doanh nghiệp tư nhân (Khoản 1 Điều 33 Luật Luật sư 2006)

– Công ty luật: Công ty hợp danh; Công ty TNHH (Khoản 1 Điều 34 Luật Luật sư 2006)

– Văn phòng Thừa phát lại: Công ty hợp danh; Doanh nghiệp tư nhân (Khoản 2 Điều 18 Dự thảo Nghị định về tổ chức và hoạt động thừa phát lại)

– Văn phòng công chứng: Công ty hợp danh (Khoản 1 Điều 22 Luật công chứng 2014)

– Kinh doanh dịch vụ kế toán: Công ty TNHH 2 thành viên trở lên; Công ty hợp danh; Doanh nghiệp tư nhân (Điều 59,65 Luật Kế toán 2015)

– Công ty chứng khoán: Công ty TNHH, Công ty cổ phần (Điều 59 Luật Chứng khoán 2006)

– Doanh nghiệp bảo hiểm: Công ty TNHH, Công ty cổ phần (Điều 7 Nghị định 73/2016/NĐ-CP)

– Ngân hàng thương mại trong nước: Công ty cổ phần (Điều 6 Luật các tổ chức tín dụng 2010)

– Công ty tài chính, Công ty cho thuê tài chính, Tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác: Công ty TNHH, Công ty cổ phần (Điều 6 Luật các tổ chức tín dụng 2010)

Xem thêm: Thủ tục mua bán doanh nghiệp

2.Ngành nghề kinh doanh Nhà nước độc quyền

Với những ngành nghề Nhà nước độc quyền kinh doanh, doanh nghiệp (ngoài nhà nước) sẽ không được đăng ký kinh doanh. Nghị định 94/2017/NĐ-CP quy định Nhà nước độc quyền trong hoạt động thương mại với các hàng hóa, dịch vụ sau:

–  Phát hành xổ số kiến thiết

– Sản xuất vàng miếng

– Xuất, nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất

– Nhập khẩu thuốc lá điếu, xì gà (trừ trường hợp nhập khẩu để kinh doanh bán hàng miễn thuế)

– In, đúc tiền

– Phát hành tem bưu chính

– Sản xuất, xuất, nhập khẩu, mua bán, vận chuyển, tàng trữ pháo hoa và các dịch vụ liên quan đến pháo hoa

– Sản xuất, mua, bán, xuất, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, vận chuyển quá cảnh vật liệu nổ công nghiệp

– Truyền tải, điều độ Hệ thống điện quốc gia

– Xây dựng, vận hành thủy điện đa mục tiêu, điện hạt nhân có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế – xã hội

– Dịch vụ không lưu; dịch vụ thông báo tin tức hàng không; dịch vụ tìm kiếm, cứu nạn

– Quản lý, khai thác hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị do Nhà nước đầu tư (trừ bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt)

– Quản lý, duy trì, khai thác mạng bưu chính viễn thông

– Cung ứng dịch vụ công ích trong hoạt động báo chí

– Cung ứng dịch vụ lâm nghiệp tại rừng đặc dụng (trừ rừng được Nhà nước cho thuê để kết hợp kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng)

– Quản lý, vận hành khai thác hệ thống đài thông tin duyên hải

– Vận hành hệ thống đèn biển, hệ thống luồng hàng hải công cộng

– Quản lý, khai thác hệ thống công trình thủy lợi, thủy nông liên tỉnh, liên huyện; kè biển trong trường hợp giao kế hoạch

– Xuất bản xuất bản phẩm (không bao gồm hoạt động in và phát hành)

– Quản lý, xuất, nhập khẩu, mua, bán, bảo quản, bảo vệ hàng hóa thuộc Danh mục dự trữ quốc gia

– Hàng hóa, dịch vụ phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh (Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện cụ thể)

Xem thêm: Lưu ý khi đăng ký kinh doanh qua mạng

3.Các ngành nghề pháp luật cấm kinh doanh

Việc đầu tư kinh doanh trước khi hợp lý và hiệu quả thì cần phải hợp pháp, vì vậy các doanh nghiệp cần nắm được những ngành nghề bị cấm kinh doanh hiện nay:

– Cấm mua, bán người hoặc mua, bán mô, bộ phận cơ thể người

– Cấm kinh doanh mại dâm

– Cấm đầu tư kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên cơ thể con người (sinh sản vô tính được hiểu là hình thức sinh sản mà thế hệ con được sinh ra từ một cơ thể mẹ duy nhất, thế hệ con sẽ là bản sao mang di truyền chính xác của cơ thể mẹ.)

– Cấm kinh doanh các chất ma túy (các loại chất được quy định tại Phụ lục I Luật đầu tư 2014)

– Cấm kinh doanh mẫu vật các loại thực vật, động vật hoang dã (Các loại động, thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm thuộc Nhóm I có nguồn gốc từ tự nhiên bị cấm đầu tư kinh doanh được quy định tại Phụ lục III Luật Đầu tư 2014)

– Cấm đầu tư kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật (các loại hợp chất và khoáng vật bị cấm đầu tư được quy định tại Phụ Lục II Luật Đầu tư 2014)

4.Ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Khoản 1, Điều 7 Luật Đầu tư quy định: “Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng”.

Hiện nay có 243 ngành nghề kinh doanh có điều kiện, danh mục này được quy định cụ thể tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Đầu tư. Chủ doanh nghiệp có thể tham khảo danh mục và các điều kiện của từng ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện tại Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.

Theo quy định của Điều 7 Luật Doanh nghiệp thì doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm. Đối với các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thì doanh nghiệp được quyền kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện kể từ khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và phải bảo đảm đáp ứng các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động. (Quy định tại Khoản 8 Điều 7 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp). Điều này có nghĩa là mặc dù doanh nghiệp đã được Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mà doanh nghiệp chưa đáp ứng được các điều kiện đầu tư kinh doanh thì doanh nghiệp chưa được kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

5. Dịch vụ đăng ký Thành lập doanh nghiệp tại S&D INVEST

S&D INVEST cung cấp dịch vụ Thành lập doanh nghiệp trọn gói, hỗ trợ Quý khách hàng thực hiện tất cả các thủ tục cần thiết trước và sau khi thành lập doanh nghiệp:

  • Tư vấn cách đặt tên Doanh nghiệp
  • Tư vấn lựa chọn ngành nghề kinh doanh
  • Tư vấn lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp
  • Thực hiện các thủ tục liên quan đến Thành lập doanh nghiệp: Soạn thảo hồ sơ đăng ký Thành lập doanh nghiệp; thay mặt doanh nghiệp nộp qua mạng và nộp trực tiếp
  • Hỗ trợ làm dấu tròn công ty, dấu chức danh; Thực hiện thủ tục thông báo mẫu dấu cho Phòng Đăng ký kinh doanh
  • Hỗ trợ tạo tài khoản công ty và thực hiện thủ tục thông báo số tài khoản cho Phòng Đăng ký kinh doanh
  • Tư vấn thủ tục khai thuế và các thủ tục khác cho doanh nghiệp mới thành lập

Hãy liên hệ với Chúng tôi để nhận được tư vấn miễn phí!

Công ty TNHH Nghiên cứu và Đầu tư S&D (S&DINVEST)
Trụ sở:
 69A/97 Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội
VPGD: Tầng 3-4, tòa nhà A1, 102 Trường Chinh, Hà Nội
Điện thoại: 0969587580 – 0968484796